Bạn biết được những gì về phong cách thơ của Xuân Diệu?

Phong cách thơ của Xuân Diệu có gì nổi bật và khác biệt so với những nhà thơ khác? Thông tin này cũng được rất nhiều quý độc giả quan tâm đến và cùng tranh luận. Bài viết dưới đây chúng tôi đã tổng hợp những kiến thức có liên quan đến nhà thơ Xuân Diệu, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Tổng quan thông tin chung về lý lịch của nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu được biết đến là nhà thơ tình nổi tiếng ở Việt Nam, ông sinh ngày 02/02/1916 ở tỉnh Bình Định, Xuân Diệu đã để lại dấu ấn đậm nét trong nền văn học Việt. Ông đã sống và làm việc chủ yếu ở Hà Tĩnh. Xuân Diệu là con của ông Ngô Xuân Thọ và bà Nguyễn Thị Hiệp. Từ khi còn nhỏ, ông sống tại Tuy Phước cho đến khi 11 tuổi. Cha của ông được biết đến là giáo sư Hán học nổi tiếng, cũng nhờ đó là sự nghiệp học hành của ông được đào tạo và hướng dẫn rất kỹ lưỡng.

phong-cach-tho-cua-xuan-dieu

Tổng quan thông tin chung về lý lịch của nhà thơ Xuân Diệu

Xuân Diệu được đào tạo, hướng dẫn rất bài bản, quy củ từ nhỏ, học chữ Nho và chữ Quốc ngữ. Tiếp đến, ông học ở rất nhiều ngôi trường có tiếng ở khắp Việt Nam như trường Khải Định ở Huế, trường Bưởi ở Hà Nội.
Năm 1958, nhờ sự giới thiệu của ông Hoàng Tùng – Nguyên Tổng biên tập báo Nhân Dân, nhà thơ Xuân Diệu quen biết với nhà báo Bạch Diệp và người cũng đã làm việc tại đó. Khi đó, Xuân Diệu đã trên 40 tuổi và Bạch Diệp đang 29 tuổi. Tuy nhiên, cuộc hôn nhân của 2 người không kéo dài được lâu và họ đã ly dị sau đó. Không có con chung, ông đã sống độc thân cho đến khi qua đời vào năm 1985.
Xuân Diệu và Huy Cận được biết đến là 2 nhà thơ cùng quê Hà Tĩnh, họ đã trở thành đôi bạn thân thiết khi gặp nhau. Vợ của Huy Cận là bà Ngô Thị Xuân Như – Em gái của Xuân Diệu.
Xuân Diệu cũng được đánh giá là nhà thơ có tầm ảnh hưởng đến nền văn học Việt Nam. Ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm văn học, trong số đó có rất nhiều bài thơ tình của ông là các tác phẩm nổi tiếng. Những bài thơ tình của Xuân Diệu được đánh giá rất sâu sắc, tình cảm và ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu xa về tình yêu cũng như cuộc sống.

Tìm hiểu về phong cách thơ của Xuân Diệu

Phong cách thơ của Xuân Diệu có gì nổi bật và khác so với các nhà thơ khác? Theo như nhiều nguồn tin tức chia sẻ, Xuân Diệu một nhà thơ lớn và nổi tiếng ở trong phong trào Thơ mới ở Việt Nam. bản sắc thơ vô cùng độc đáo, thơ của ông đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Tài năng của ông nằm ở khả năng sáng tạo ngôn từ, đưa ra các hình ảnh tươi mới gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

phong-cach-tho-cua-xuan-dieu-1

Tìm hiểu về phong cách thơ của Xuân Diệu

Không chỉ dừng lại ở văn chương mà Xuân Diệu còn là người có tinh thần lao động nghệ thuật bền bỉ. Sáng tác thơ văn không chỉ khẳng định tài năng mà còn là cách để ông giao cảm với đời, khẳng định sự hiện hữu của mình ở trong cuộc đời.
Xuân Diệu được biết đến với biệt danh “Ông hoàng của tình yêu”, thơ của Xuân Diệu thường mang đến cảm giác vô cùng tươi mới, yêu đời mãnh liệt và có sức hút đặc biệt đối với độc giả. Ông cũng là nhà thơ mới nhất ở trong phong trào Thơ mới, chất thơ của ông tạo được sự khác biệt; mới mẻ và mang đến trải nghiệm ý nghĩa cho người đọc.
Đáng chú ý hơn nữa ở trong thơ của Xuân Diệu, tình yêu luôn là chủ đề không thể nào thiếu. Ông cũng đã tạo ra được những tác phẩm thơ lãng mạn, đầy sức hút, đưa người đọc vào thế giới tình cảm vô cùng mơ mộng và lãng mạn. Nhiều bài thơ của ông cũng đã trở thành những tình khúc, truyền cảm hứng và yêu đời cho nhiều thế hệ người yêu văn chương cũng như nghệ thuật.
Không chỉ dừng lại ở việc đóng góp cho nghệ thuật, ông cũng được biết đến là nhà hoạt động chính trị cách mạng tích cực. Ông đã tham gia vào những phong trào cách mạng phục vụ kháng chiến, từ phong trào Việt Minh cho đến trở thành Đảng viên Đảng Cộng Sản. Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công, ông tiếp tục hoạt động ở trong Hội văn hóa cứu quốc và làm thư ký Tạp chí Tiền phong của Hội.
Bên cạnh đó, Xuân Diệu cũng đã có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam bằng việc giữ chức Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam trong các khóa từ năm 1957- 1985. Năm 1983, Xuân Diệu đã được Viện Hàn lâm nghệ thuật nước Cộng hòa dân chủ Đức bầu làm Viện sĩ thông tấn.

Kết luận

Những thông tin được chuyên trang deadurl.com chia sẻ ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ hơn về phong cách thơ của Xuân Diệu. Mọi người muốn biết thêm được nhiều kiến thức hữu ích khác nữa thì thường xuyên vào chuyên trang này để cập nhật nhé!

Comments are closed.